Cách phân biệt kim cương thiên nhiên và nhân tạo

Không có gì nhỏ bé mà lại hấp dẫn nhân loại như kim cương… Nếu thế giới kim cương chứa đựng những câu chuyện thú vị thì mỗi viên kim cương lại mang một nét duyên đặc biệt, một giá trị rất riêng. Ngày nay, trên thị trường có 2 loại là kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo. Cùng tìm hiểu chúng trong bài viết dưới đây nhé!

Kim cương tự nhiên là gì?

Kim cương tự nhiên là một loại khoáng sản với các tính chất vật lý hoàn hảo của, là vật chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên được đánh giá 10/10 trên thang đo độ cứng của khoáng vật Mohs.

Do đó phần lớn kim cương được dùng nhiều trong các ngành công nhiệp để làm lưỡi khoan hay lưỡi cưa.

Một số sẽ dùng để đánh bóng, cắt các bề mặt thậm chí để cắt những viên kim cương khác. 20 % Còn lại với chất lượng tốt hơn và đẹp hơn sẽ được ứng dụng trong chế tác kim hoàn để làm trang sức.

Kim cương nhân tạo là gì?

Kim cương nhân tạo là một loại vật chất được con người tạo ra trong phòng thí nghiệm, tuân thủ nghiêm ngặt về nhiệt độ và áp suất như môi trường tự nhiên. Đảm bảo kim cương nhân tạo có thành phần và tính chất vật lý tương tự kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo sở hữu kĩ thuật cắt vô cùng xuất sắc và độ trong suốt hoàn hảo với nhiều màu sắc đa dạng. Độ hoàn hảo của kim cương nhân tạo rất tuyệt vời, đến mức nhiều chuyên gia lâu năm trong nghề cũng khó lòng phân biệt được kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên bằng mắt thường.

Kim cương nhân tạo có độ cứng không ổn định, cao nhất là 8.5, con số này một phần tùy thuộc vào cách điều chế của các nhà sản xuất. Nhưng sự điều chế này không đem lại nhiều giá trị và khó đạt đến con số tuyệt đối (8.5).

Phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo

Điểm khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên là gì? Kim cương nhân tạo là sản phẩm được con người nghiên cứu, sản xuất trong phòng thí nghiệm. Được làm bằng các loại đá và mang hình dạng giống kim cương tự nhiên. Nếu như không sành về đá quý thì có thể thử so sánh bằng những tip sau:

1. Hà hơi

Chỉ cần cầm viên kim cương lên và hà hơi vào nó. Kim cương thật không giữ nhiệt nên không tạo ra lớp sương mù bám trên bề mặt. Ngược lại, kim cương nhân tạo sẽ giữ lớp sương mù trong vài giây.

2. Kiểm tra độ phát sáng

Kim cương đặt dưới tia cực tím sẽ phát ra huỳnh quang màu xanh. Hãy thử dùng bút chiếu tia UV vào viên kim cương. Nếu thấy xuất hiện ánh sáng xanh thì đó là kim cương thật. Còn nếu không có hay chuyển màu khác thì đó là kim cương nhân tạo.

2. Soi dưới kính lúp

Đối với kim cương tự nhiên, do hình thành từ cacbon nguyên chất và chứa một số tạp chất nên không được hoàn hảo. Các cạnh thường sắc nhọn. Khi bạn soi bằng kính lúp, nếu như bề mặt nhẵn bóng, không có một vết xước, cạnh tròn thì có thể là kim cương nhân tạo.

3. Độ khúc xạ

Với kim cương tự nhiên sẽ có khả năng khúc xạ và bẻ cong ánh sáng cực tốt. Hãy đặt chúng lên một tờ báo hay bất kì một tờ giấy chứa nhiều chữ. Nếu nhìn thấy chữ bên dưới thì đó là kim cương nhân tạo.

4. Thả viên kim cương vào cốc nước

Nếu là kim cương thật nó sẽ hoàn toàn chìm xuống đáy cốc. Nếu là sản phẩm nhân tạo, nó sẽ nổi lên hoặc lơ lửng giữa cốc.

5. Kiểm tra độ cứng bằng giấy nhám

Vì kim cương tự nhiên có độ cứng 10/10 theo thang đo Mohs. Vì thế không thể nào bị trầy xước khi bị cà vào các bề mặt. Bạn có thể dùng giấy nhám để chà lên viên kim cương. Nếu xuất hiện các vết trầy thì đó là kim cương nhân tạo.

Giá thành của kim cương nhân tạo

Do quá trình sản xuất lâu dài lại tốn kém chi phí cho nên giá thành kim cương nhân tạo được đánh giá là cao, thậm chí còn cao hơn kim cương tự nhiên.

Hiện nay, kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp, chiếm đến hơn 80% sản lượng. Chỉ 20% sản lượng được ứng dụng trong ngành trang sức.

Tuy nhiên, hiện chưa có một mức giá cụ thể nào cho trang sức là kim cương nhân tạo, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm như chất liệu, trọng lượng của kim loại đi kèm hay tiền gia công sản phẩm…

Hiện nay chưa có mức giá cụ thể cho trang sức là kim cương nhân tạo bởi nó phụ thuộc vào chất liệu kim loại quý cùng với trọng lượng đi kèm cùng với tiền gia công sản phẩm.

Vì vậy giá thành của chúng rất cao, không thấp hơn kim cương tự nhiên, thậm chí còn cao hơn. Đây là lý cho chính loại kim cương này không phổ biến trên thị trường.

Kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp, chiếm đến hơn 80% sản lượng. Chỉ 20% sản lượng được ứng dụng trong ngành trang sức

Hiện nay chưa có mức giá cụ thể cho trang sức là kim cương nhân tạo bởi nó phụ thuộc vào chất liệu kim loại quý cùng với trọng lượng đi kèm cùng với tiền gia công sản phẩm.

Vậy nên mua kim cương nhân tạo hay kim cương tự nhiên

Sự chênh lệch về giá và các đặc tính giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo là quá lớn và quá rõ ràng:

  • Nếu điều kiện kinh tế chưa cho phép và muốn tìm hiểu về đá quý bạn có thể lựa chọn kim cương nhân tạo (CZ).
  • Còn nếu có điều kiện kinh tế dư dả bạn có thể lựa chọn kim cương tự nhiên bởi sự hoàn hảo sang trọng.

So sánh kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo (CZ) là khập khiễng vì có sự chênh lệch quá lớn. Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.

Tạm kết

Để tránh việc bị các nhãn hàng qua mặt một cách ngoạn mục, hãy cân nhắc và xem xét thông tin thật kỹ trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó được quảng cáo là kim cương nhân tạo.